Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nhìn từ góc độ pháp lý và đạo đức
- Người viết: Nguyễn Xuân Văn lúc
- Trách nhiệm xã hội
- - 0 Bình luận
Thực tế không thể thay đổi là tất cả các doanh nghiệp đều phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý quy định: 1) Đóng thuế, 2) Đảm bảo quyền lợi của người lao động, 3) Bảo vệ môi trường, và các quy định khác của luật pháp. Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã và đang thực hiện nhiều đóng góp cho cộng đồng ngoài yêu cầu của pháp lý, thể hiện đạo đức của các doanh nghiệp thông qua trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.
Khái niệm “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp” (Corporate Social Responsibility - CSR) được thảo luận từ những năm 1950, khái niệm này ngày càng được phổ biến, cho đến nay có tới hơn 37 định nghĩa về CSR (Theo cafebiz.vn). Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện các chương trình CSR, có thể tóm gọn như sau: “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là những đóng góp, chia sẻ từ tâm của các doanh nghiệp cho cộng đồng”. Ta có thể thấy, những đóng góp đó ngoài nghĩa vụ pháp lý quy định mà các doanh nghiệp phải thực hiện. Do vậy, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) có thể xem là trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp, góp phần tạo nên giá trị thương hiệu văn hóa, nhân văn của doanh nghiệp.
NS2PC lắp đường nước sạch cho 2,856 hộ xã Hải Hà, phường Hải Thượng, thị xã Nghi Sơn (từ 2019 - 2022). Hiện nay 100% hộ dân xã Hải Hà được sử dụng nước sạch
Mỗi doanh nhiệp có cách tiếp cận thực hiện CSR khác nhau. Các doanh nghiệp Viêt Nam thường thực hiện CSR ở dạng “Hoạt động” đơn lẽ, thời vụ như: Tặng quà cho các hộ nghèo, hộ chính sách, cứu trợ cho các nạn nhận bị ảnh hưởng do bão lũ, thiên tai; cấp học học bổng, xây nhà đại đoàn kết, phòng học…do Ủy ban Mặt trận tổ quốc, Hội chữ thập đỏ, hay một tổ chức nào đó đứng ra phát động, kêu gọi.
Các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) thường thực hiện CSR theo “Chương trình Đầu tư Xã hội Chiến lược” ngay từ đầu thực hiện dự án (khi chưa có nguồn thu). Các doanh nghiệp FDI thường vay tiền từ các ngân hàng quốc tế (Bên cho vay) để thực hiện dự án, nhằm chia sẻ rủi ro. Bên cho vay thường yêu cầu các doanh nghiệp trích phần vốn vay để thực hiện CSR theo 8 tiêu chuẩn quốc tế về Hoạt động môi trường và xã hội: (Chi tiết xem phần cuối – tùy từng trường hợp cụ thể, các công ty áp dụng một số tiêu chuẩn phù hợp). Trong 8 tiêu chuẩn quốc tế (1) này bao gồm cả các quy chuẩn về kỹ thuật và môi trường đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội theo “Chương trình chiến lược” là tiêu chí quan trọng để các bên cho vay giải ngân theo cam kết.
Chương trình CSR của Công ty TNHH Điện Nghi Sơn 2 (NS2PC) bao gồm ba trụ cột: 1) Quan hệ cộng đồng, 2) Khiếu nại (Hướng dẫn và giải quyết khiếu nại của người dân địa phương và người lao động của công ty kịp thời, minh bạch), 3) Đầu tư xã hội chiến lược (hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và bảo vệ môi trường xem tại:
Việc hỗ trợ cộng đồng hàng triệu USD thông qua chương trình CSR ngay từ đầu, Các doanh nghiệp FDI trên thường được cộng đồng địa phương ủng hộ, đánh giá cao, góp phần quan trọng cho sự thành công của dự án, bên cho vay thu được vốn. Đóng góp vào mục tiêu xây dựng mối quan hệ, tạo niềm tin “Quan hệ là vàng, niềm tin là kim cương”.
Các công ty FDI ngoài việc hỗ trợ cộng đồng theo chương trình CSR dài hạn, họ vẫn chủ động tham gia các hoạt động xã hội giống như các doanh nghiệp trong nước như đề cập ở trên .
Bản thân các doanh nghiệp không chỉ là thành viên trong cộng đồng, mà còn là khách hàng, là đối tác của các đơn vị khác. Do vậy, việc các doanh nghiệp đóng góp cho cộng đồng ngoài nghĩa vụ pháp lý yêu cầu là đang thực hiện trách nhiệm của thành viên trong cộng đồng, trách nhiệm của người hàng xóm đối với cộng đồng, chung tay góp sức hỗ trợ cộng đồng phát triển. Những hỗ trợ đó là từ tâm, mang tính nhân văn, đạo đức của doanh nhân và doanh nghiệp; xây dựng lên hình ảnh đẹp “Đối tác tin cậy, hàng xóm có trách nhiệm” với cộng đồng liên quan. Những hình ảnh đẹp đó tạo thêm giá trị, thương hiệu của công ty. Thương hiệu chính là niềm tin, là tiền, là giá trị sống còn của bất kỳ doanh nghiệp nào.
(1) 8 Tiêu chuẩn quốc tế về thực hiện chương trình trách nhiệm xã hội
https://www.ifc.org/content/dam/ifc/doc/2010/2012-ifc-performance-standards-en.pdf
Viết bình luận